Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Giới trẻ và văn hóa mặc

Còn đâu cái yếm lụa sồi
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Ta vẫn gặp lại nó thấp thoáng trong nhiều vần thơ cũ với những cung bậc cảm xúc rất tinh tế mà sâu sắc: Chiếc yếm! Mỗi khi đọc những vần thơ nói về cái trang phục cổ truyền ấy của phụ nữ Việt Nam, trong lòng ta lại dâng lên một niềm hoài cổ.
Thời xưa, các cụ ta quan niệm người con gái được coi là đẹp khi mặc trang phục phải biết phô một cách kín đáo những đường nét của cơ thể:
Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh
(Ca dao)
Thật vậy, cùng với chiếc áo tứ thân, chiếc yếm theo các chị em đến với hội hè, đình đám, góp phần tạo nên nét tinh tế trong cách ăn vận của phụ nữ Việt Nam. Chiếc yếm thời xưa cũng là nguồn cảm hứng bất tận của các văn nhân thi sĩ. Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Nhược Pháp viết bài thơ “Chùa Hương” để nhấn mạnh vẻ đẹp trang phục lễ hội của thiếu nữ “hơn hớn xuân thì” khi mặc yếm lên chùa:
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao.
Thời xưa, để tăng độ quyến rũ, các cô gái phải lấy xạ hương cho vào túi nhỏ rồi khâu đính vào phía trong yếm. Loại yếm có trang bị “bảo bối” này gọi là “yếm đeo bùa”. Trong mười điều thương của chàng trai đối với cô gái thì điều thứ 5 là:
Năm thương yếm thắm đeo bùa
Yếm mà đeo bùa thì vô cùng “lợi hại”, đến độ các vị tu hành thiếu tâm huyết cũng....
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn, ốm lóc cho sư trọc đầu
Ai làm cho dạ sư sầu
Cho ruột sư héo cho bầu đứt dây
Chiếc yếm đeo bùa thì “lợi hại” như thế, song không phải các cô gái xưa đều mặc chiếc yếm đó, những chiếc yếm bình thường cũng làm cho bao đấng mày râu phải lòng.
Trời mưa lấy yếm mà che
Có anh đứng gác còn e nỗi gì.
Thú vị nhất về chiếc yếm là đề tài tình yêu – tình yêu thời yếm thắm có nhiều li kì, hấp dẫn. Miếng trầu đã được cô gái giấu mọi người, ém trong dải yếm dành cho người mình yêu mà dân gian gọi là “khẩu trầu dải yếm”. Có lẽ không có thứ trầu nào “linh thiêng” hơn loại “trầu dải yếm” này. Dải yếm trong truyền thống dân gian còn là nhịp cầu của sự giao duyên.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Hoặc:
Gần đây mà chẳng sang chơi
Để anh ngắt ngọn mồng tơi làm cầu
Mồng tơi chẳng bắc được cầu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang.
Nếu nói con gái thời nay mạnh mẽ, táo bạo thì các cụ xưa có lẽ còn táo bạo hơn khi họ lại dùng ngay dải yếm, cái “phụ tùng” rất mỏng manh của người con gái, chỉ dùng để mặc bên trong ấy giờ trở thành “chiếc cầu” bắc cho người yêu sang chơi, hiếm có người con gái hiện đại nào dám yêu hết mình, táo bạo và lãng mạn đến thế!
Giới trẻ và “văn hóa mặc”
Có một số lần tôi có về Hà Nội. Chuyến đi chừng không còn gì phải bàn nếu không có buổi hôm nay.
Tôi ghé thăm đền Ngọc Sơn, ngôi đền lịch sử nằm trên hồ Hoàn Kiếm. Gần 100 người nối nhau hành hương lễ chùa, ai nấy giữ một nét mặt trang nghiêm và lòng thành để nói những lời nguyện cầu. Bất chợt ngay lối đi có đôi trai gái trẻ ôm nhau thân mật, cô gái mặt hoa da phấn, mặc chiếc quần bò ngố cạp trễ, chiếc áo phông ngắn cũn không đủ để tiếp giáp với thắt lưng, thành ra bỏ lỡ một khoảng giữa hớ hênh. Rồi nữa, cái cổ áo cũng dường như thêm phần rộng hơn khi để lộ gần hết phần ngực. Đôi trai gái trở thành tâm điểm chú ý của tất cả mọi người. Và tôi thì suy nghĩ về “văn hóa mặc” thời nay.
Trong đoàn có già, có trẻ. Những người lớn tuổi thì kinh ngạc không hiểu vì sao chốn thiêng liêng lại có những kẻ ăn mặc lố lăng thế? Rồi họ xì xào bàn tán, có người thấy chướng mắt quá nên lớn tiếng: “Thanh niên ngày nay ăn mặc lố lăng thế? Thật thiếu giáo dục,…”. Lớp trẻ chúng tôi thì ngượng thay, đỏ cả mặt, không dám bàn thêm câu nào.

Đó là một trong những tình huống về chuyện ăn mặc mà tôi gặp phải. Trước đó có nhiều lần đi thăm chùa, tôi đã không ít lần bắt gặp các đôi nam nữ dẫn nhau vào chùa, ăn mặc hở hang và ngồi bên nhau một cách tình tứ. Chẳng lẽ họ tìm một nơi yên tĩnh, nghiêm túc của chùa chiền để tạo sự nổi bật vẻ đẹp của mình chăng?
Đồng ý, ngày nay sự xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú các kiểu dáng thời trang, vậy nên có thêm nhiều cơ hội cho các bạn trẻ chọn lựa. Tuy nhiên đó không phải là lý do để chúng ta đua đòi thái quá bỏ quên thuần phong mỹ tục của đất nước và con người Việt Nam. Đặc biệt, cách ăn mặc cũng phải phù hợp với hoàn cảnh. Bạn may mắn sở hữu một thân hình gợi cảm, lại khoác lên mình một bộ váy thời trang với những đường ly và điểm hở táo bạo, và bạn tung tăng đi lễ chùa. Hàng trăm con mắt đổ dồn “dán” vào cơ thể bạn khiến bạn tưởng mình mặc như vậy được... ngưỡng mộ, được khen nên càng tỏ ra hãnh diện. Bạn không biết rằng mọi người đang dè bỉu rằng vô văn hóa, thiếu ý thức trong cách ăn mặc! 
Có lẽ giới trẻ ngày nay vì mải miết chạy đua theo cái gọi là “mốt” mà quên đi một điều rằng: trang phục không chỉ toát lên vẻ đẹp hình thức, mà còn thể hiện vẻ đẹp về văn hóa, tri thức của người sử dụng nó. Chính vì thế, vấn đề ăn mặc của giới trẻ cũng cần được định hướng giáo dục không chỉ ở gia đình mà cả ở nhà trường và xã hội.
Đối với bạn trẻ công giáo thì sao? Nhà thờ là nơi Chúa ngự mà.








10 điều nông nổi của giới trẻ

Một số điều nông nổi của giới trẻ

 

Chỉ vừa mới được chia sẻ trên mạng Facebook ít ngày nhưng “10 điều nông nổi của giới trẻ” đang được các bạn trẻ truyền tay nhau và tranh luận khá sôi nổi vì đoạn ghi chú này "đả động" đến thực trạng lối sống của không ít các bạn trẻ hiện nay.
 
Dưới đây là 10 điều nông nổi của giới trẻ đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng:

1. Nhuộm tóc lòe loẹt, ăn mặc “thiếu vải”. Lớn lên mới hiểu, muốn có bạn bè đàng hoàng, trước tiên mình phải đàng hoàng đã.

2. Chạy xe máy và phóng nhanh, rú ga. Nhưng vài năm sau, họ lại căm ghét bọn trẻ thích thể hiện như họ ngày ấy. Đơn giản vì càng lớn, ý thức càng cao và họ hiểu rằng, việc làm “anh hùng xa lộ” có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

3. Bỏ học nhiều buổi để đi chơi cùng bạn bè. Để rồi khi bạn bè bắt đầu vui chơi, hưởng thụ, họ lại phải học hành và làm việc vất vả.

4. Có bao nhiêu tiền là xài hết, vì “tuổi trẻ có mấy khi”. Để rồi những lúc ốm đau, bệnh tật, lại phải chạy vạy khắp chốn. Nhìn bạn bè sắm sửa được đủ thứ nhờ tiền tiết kiệm, lại bắt đầu tặc lưỡi: “Giá mà hồi đó biết lo xa hơn”.

5. “Cặp kè” hết người này đến người khác, hời hợt trong tình yêu, thích “nhận lại” chứ không “cho đi”. Lớn lên một chút, bạn bè đều đã có người yêu, bản thân vẫn cô đơn một mình.

6. Không trân trọng sức khỏe của mình. Khi trưởng thành mới nhận ra được “hậu quả” thì đã muộn.

7. Thích “làm quá” lên, một chuyện chẳng có gì cũng buồn cả tuần. Khi họ bước qua tuổi trẻ, họ nhận ra có những nỗi buồn chỉ muốn giấu cho riêng mình.

8. Muốn “hơn thua” với tình địch và hay “dằn mặt” đối thủ.Lớn rồi thì họ lặng lẽ hơn, cạnh tranh một cách công bằng hơn, biết nhường nhịn hơn.

9. Khi yêu thì yêu hết mình, để rồi tình yêu không còn thì đau khổ cùng cực. Lớn lên họ nhận ra rằng, đôi khi tình yêu cần phải lí trí một chút.

10. Chỉ vì lòng đố kị mà đánh mất đi nhiều người bạn tốt. Càng lớn chúng ta càng khó tìm
được một người bạn thật sự hiểu mình.

11. Coi thường cái HIỆN TẠI và hối tiếc về QUÁ KHỨ.

12. Dửng dưng tôn giáo, dễ chạy theo xu hướng tự nhiên, thiếu lập trường.


GIỮ ĐỨC TIN VÀ LƯƠNG TÂM TỐT

 GIỮ ĐỨC TIN VÀ LƯƠNG TÂM TỐT