Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Người ta bảo Thầy là ai?

CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN – B: Người ta bảo Thầy là ai?
Lời Chúa: Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35

Có một thời người ta đổ xô nhau đi tìm đọc quyển sách "Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa Giêsu". Nhiều người cho rằng quyển sách này đã viết đúng tâm lý của con người, vì tác giả đã mô tả Chúa Giêsu như một con người thực sự, có khác chăng là người đã vượt thắng được cám dỗ cho tới giờ phút cuối cùng.
Quyển sách "cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa Giêsu" mô tả về một chàng trai Giêsu đầy sức sống. Đẹp trai và nhiều tài năng. Có một thiếu nữ rất xinh đẹp đã đem lòng yêu mến chàng, tên là Madalêna. Thế nhưng, tình yêu đã không đem lại cho chàng hạnh phúc. Chàng luôn bị thôi thúc bởi một tiếng gọi cao siêu, vượt trên cuộc sống tầm thường như bao bao người khác. Chàng quyết định từ bỏ người yêu và ra đi rao giảng về một Tin mừng có thể đem lại cho con người hạnh phúc đời này và đời sau. Mađalêna thất tình đã buông trôi cuộc đời trong chốn lầu xanh tội lỗi. Còn Giêsu thì thu thập được một số đồ đệ và hăng say truyền bá lý tưởng cao siêu. Nhưng lý tưởng đó lại không phù hợp với những mục đích chính trị của các tư tế, biệt phái và luật sĩ. Cho nên cuối cùng, Giêsu bị họ bắt và kết án đóng đinh. Trong những giây phút hấp hối trên thập giá, Giêsu bị hôn mê, cơn hôn mê khiến Giêsu nhìn lại cuộc đời của mình. Chàng mơ thấy mình từ bỏ lý tưởng cao siêu, cưới Mađalêna làm vợ, sinh được một bầy con ngoan, đẹp, sống rất hạnh phúc với gia đình, nhưng bị các đồ đệ và các tín đồ nhiếc móc. Giêsu bừng tỉnh dậy lắc đầu xua đuổi cơn cám dỗ ấy. (Giêsu đã chiến thắng cơm cám dỗ cuối cùng). Và sau đó gục đầu tắt thở.
Tác giả đã dựa vào tâm lý chung của con người để viết về nhân tính của Chúa Giêsu. Một con người bình thường, sinh ra, lớn lên, rung cảm với tình yêu đầu đời, nhưng ở chàng thanh niên Giêsu đã từ khước tiếng nói của con tim để theo đuổi một lý tưởng cao siêu. Điều này đáng được con người kính trọng. Nhưng đáng tiếc, lý tưởng đó bị người đời khước từ vì không thực tế, và cho dù cuộc sống của Ngài được nhiều người kính trọng nhưng người ta lại không muốn sống theo lối sống của Ngài.
Thực vậy, con người ngày hôm qua cũng như hôm nay, luôn cần tiền, cần tiện nghi, cần địa vị và cần cuộc sống bất tử để hưởng thụ mãi hạnh phúc ở chốn gian trần. Vì thế, người ta không chấp nhận đường lối của Chúa Giêsu, vì phương thế này không thoả mãn nhu cầu vật chất của con người. Có chăng, họ chỉ kính trọng một Giêsu thánh thiện, một vĩ nhân của nhân loại, nhưng đạo của Ngài thiết lập chẳng giúp ích gì cho cuộc sống thường ngày của họ. Đôi khi còn trở thành gánh nặng khiến họ không thể tuân giữ giới răn của Người. Đôi khi họ còn coi Chúa Giêsu là nguyên nhân gây nên phiền toái cho họ.
Có người nói rằng theo đạo làm chi, phải đi lễ hằng ngày, hằng tuần, ngủ cho sướng.
Có người nói rằng theo đạo làm chi để bị ràng buộc bởi quá nhiều lề luật.
Có người cho rằng theo đạo phải giữ luật công bằng thì làm sao làm ăn có lời, có lãi.
Có những bà mẹ cho rằng nếu giữ đúng luật Chúa thì gia đình sẽ mất hạnh phúc, con cái sinh ra ai sẽ nuôi cho nổi.
Có biết bao cuộc đời là có bấy nhiêu khó khăn. Càng khó khăn người ta lại đổ tội cho Chúa. Vì Chúa mà họ thiệt thòi. Vì Chúa mà họ phải sống nghèo đói. Vì Chúa mà họ phải thua kém bạn bè. Xem ra phần đông nhân loại nhìn Chúa như một quan toà, một cảnh sát chỉ để ngăn cấm và xét đoán. Và rồi, họ nhìn biết bao nhiêu người không có đạo vẫn sống hạnh phúc, đôi khi lại giầu có hơn mình, có địa vị hơn mình...
Phải, phần đông nhân loại đã nhìn Chúa Giêsu như vậy. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? Chúa Giêsu vẫn tôn trọng tự do của các môn đệ. Ngài vẫn hằng tôn trọng tự do của chúng ta hôm nay. Ngài vẫn đòi hòi triệt để những kẻ tin theo Ngài phải từ bỏ, phải hy sinh vác thập giá, phải đi qua cửa hẹp và phải sống thanh thoát với của cải trần gian. Nghĩa là Ngài vẫn đòi hỏi chúng ta phải sống vượt lên trên nhu cầu thể xác tầm thường, phải sống làm chủ bản năng của mình bằng hy sinh, khổ chế để sống như những con người tự do đích thực. Không bị những đam mê danh lợi thú ràng buộc. Không bị những cám dỗ tội lỗi làm mất lương tri, mất phẩm giá cao qúy của con người.
Với những đòi hỏi đó, phải có cái nhìn đức tin như Phêrô mới có thể bỏ mọi sự mà theo Thầy, mới có thể tuân giữ lời Thầy và sống gắn gó mật thiết với Thầy. Phêrô và các môn đệ đã nhìn thấy Thầy là Chúa, là Đấng hằng sống và các ông còn hiểu rằng: ai bước đi theo Ngài sẽ không phải chết đời đời. Các ông đã dám đánh đổi cuộc đời này để đổi lấy hạnh phúc bất diệt đời sau. Các ông đã dám khước từ vinh hoa phú qúy đời này để lãnh triều thiên vinh hiển ngày mai.
Vâng cuộc đời này sẽ đi qua. Tiền tài, danh vọng, lạc thú tất cả chỉ là phù vân. Cái chết sẽ làm chúng ta đoạn tuyệt tất cả. Nếu cuộc đời chết là hết thì chẳng có gì đáng nói. Nếu chết là hết thì cuộc đời là một thảm hoạ đối với bản thân và đồng loại. Người ta đâu cần rèn luyện tài đức. Người ta chỉ cần hơn thiên hạ. Người ta chỉ cần vun quén cho bản thân, và mặc xác đồng loại. Cuộc sống sẽ là một bãi chiến trường mà con người là nguyên nhân và cũng là hậu quả của tất cả khổ đau. Nhưng cuộc đời không dừng lại ở cái chết. Cái chết là ngưỡng cửa mở ra sự sống vĩnh cửu. Và ở cõi đời đời con người đau khổ hay hạnh phúc lại tuỳ thuộc ở cuộc đời hôm nay. Vì thế, nếu bạn chọn sự sống đời đời phải từ bỏ tham sân si, từ bỏ mọi đam mê bất chính. Từ bỏ đòi hy sinh, đòi khổ chế để vượt thắng cám dỗ. Các tông đồ đã vượt thắng tất cả vì tin rằng Chúa là Đường là sự thật, là sự sống. Các Ngài đã từ bỏ mọi sự để theo Chúa, còn chúng ta có dám vì sự sống bất diệt ngày mai bên Chúa để can đảm từ khước những đam mê bất chính, những bon chen danh lợi thú để sống theo giáo huấn của Chúa hay không? Hạnh phúc hay đau khổ còn tuỳ thuộc vào chọn lựa của chúng ta hôm nay?
Ước gì chúng ta có cái nhìn đức tin như Phêrô để làm chứng cho thế giới hưởng thụ hôm nay về một cuộc sống hạnh phúc trường sinh mai sau. Amen.


GIỮ CHIÊN HAY GIỮ CHUỒNG?

GIỮ CHIÊN HAY GIỮ CHUỒNG?


Nếu quay ngược thời gian lại 10 – 15 năm trở về trước và làm một so sánh giữa người dân sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với những người sống ở thành thị, sẽ nhận thấy có sự khác biệt về đời sống xã hội, nhận thức, tác phong … một khoảng cách rất lớn, để dễ dàng nhận ra ai sống ở nông thôn, ai sống ở thị thành.

Ngày nay, khoảng cách này được thu hẹp lại rất nhiều, nhờ những chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, y tế có tính thống nhất trên toàn đất nước. Trong đó đáng lưu ý là sự hổ trợ và phát triển của những kênh truyền thông: Internet, mạng xã hội, trang web, truyền thanh, truyền hình … những phương tiện truyền thông: điện thoại, laptop, Ipad, máy tính bản, tivi, radio … đã loan truyền tin tức, kiến thức phổ thông, thời trang, giá cả thị trường, văn minh, văn hóa, du lịch … đến với người dân sống ở vùng sâu vùng xa một cách nhanh hơn, rộng hơn. Chỉ với một chiếc điện thoại, được hổ trợ nhiều chức năng, thì thành thị hay nông thôn cũng trở nên thân quen, gần gũi.

Thêm vào đó, có sự giao lưu, gặp gỡ về văn hóa, bản sắc giữa những vùng miền, do bởi người dân di chuyển từ nông thôn ra thành thị để mưu sinh, hoặc đời sống tập trung của người dân, công nhân ở những khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Quá trình mở rộng thành phố, thị xã cũng làm cho người dân thành thị tiến gần về nông thôn hơn. Do vậy, làm phát sinh nhiều nhu cầu, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của họ như: nghề nghiệp, cư trú, bảo hiểm, an sinh xã hội, tư vấn, tình yêu, hôn nhân gia đình, giáo dục, pháp luật, luân lý …

Và cũng từ đây, hoạt động mục vụ của các linh mục, trong vai trò mục tử hướng dẫn, chăn dắt đàn chiên cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, nếu không nói là rất lớn. Bởi vì, đời sống của người dân nói chung và người Kitô hữu nói riêng đã và đang có sự thay đổi về nhiều mặt.

Thay đổi về nhận thức, thay đổi trong lối sống, thay đổi tác phong làm việc, thay đổi trong cách nhìn nhận đánh giá vấn đề - sự kiện, thay đổi thần tượng và cũng tiềm ẩn đâu đó trong suy nghĩ, lời nói, hành động khả năng thay đổi niềm tin tôn giáo, nếu như họ không được giáo dục đức tin đầy đủ, hoặc không được chăm sóc mục vụ hợp với nguyện vọng chính đáng, và nhất là hợp với xu hướng thời đại ngày nay. Quả là một thách đố mục vụ cho các mục tử trong thời đương đại này.

Ngày xưa (khoảng 15 năm trở về trước), việc gìn giữ con chiên trong một đàn chiên là tương đối dễ. Chỉ cần làm chuồng là giữ được chiên. Chuồng chiên là những quy định, luật lệ, những khoản luật bất thành văn được thiết lập trong giáo xứ, cũng như việc câu nệ, cứng nhắc khi áp dụng những khoản luật để điều hành, quản trị. Chuồng chiên còn là thái độ răn đe, phạt vạ, chế tài … nhằm mục đích cảnh báo, nêu gương cho những con chiên khác đừng bắt chước noi theo. Và chắc có lẽ, chuồng chiên còn là cách quản trị làm cho con chiên phải sợ chủ chăn.

Việc làm chuồng để giữ chiên lúc bấy giờ là phù hợp, phát huy được tác dụng tích cực của nó. Bởi vì, ít có những vấn đề phức tạp phát sinh cần giải quyết, cho nên cứ theo luật mà điều chỉnh, chi phối và nhất là ít có những áp lực về mục vụ. Do bởi, bổn đạo cư trú trong giáo xứ có tính ổn định dài lâu. Vì thế, những dự định, chương trình, kế hoạch mục vụ, không phải chạy đua với thời gian hay đối tượng. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa của xứ đạo mang tính đặc thù không pha trộn, dẫn đến thái độ của người giáo dân trên dưới một lòng một ý với chủ chăn, ít có những luồng tư tưởng trái chiều xâm lấn. Nếu có sự mâu thuẫn, va chạm trong quan điểm, lập trường nơi cộng đoàn xứ đạo, thì linh mục cũng dễ dàng điều chỉnh, giải quyết.

Vì xét cho cùng, chủ chăn là thần tượng, là gương mẫu đạo đức, có sự hiểu biết nhất định giữa cộng đoàn giáo xứ. Tiếng nói của chủ chăn có trọng lượng lớn, ảnh hưởng, tác động sâu rộng trên cộng đoàn. Hơn nữa, niềm tin vào Thiên Chúa của người tín hữu ít bị lung lay, vì những tư tưởng chống phá đức tin bị hạn chế tiếp cận với họ, bởi truyền thông còn thô sơ, yếu ớt. Vì thế, việc giáo dục, uốn nắn tư tưởng, tình cảm, lòng mộ mến của họ đối với những nội dung đức tin là tương đối dễ dàng.

Có thể nói, ngày xưa chăn chiên là giữ chiên: giữ chiên bằng chuồng, giữ chiên bằng mẫu gương và uy tín của chủ chăn, giữ chiên bằng cách hạn chế, phòng ngừa từ xa những tư tưởng, trào lưu trái ngược, hoặc không phù hợp với đức tin, luân lý, đạo đức của Hội thánh.

Ngày nay, việc chăn chiên, giữ chiên bằng cách làm chuồng theo kiểu trước đây, cần phải có sự điều chỉnh. Không thể chủ quan: đã có chuồng giữ chiên, thì chiên không đi mất được. Cứ giữ chuồng thì ắt sẽ có chỗ, có cách để giữ chiên. Cần phải có cái nhìn mới và khách quan hơn, đó là: giữ chiên bằng cách chăn chiên, mà không phải là giữ chiên bằng cách đóng chuồng như trước đây nữa.

Hoạt động chăn dắt đàn chiên của người mục tử, chính là nghệ thuật quản trị cộng đoàn. Quản lý, điều hành, bố trí, sắp xếp đồ vật vô tri vô giác, chỉ cần theo tiêu chí trật tự: kích thước, thời gian, vị trí, mức độ quan trọng … là sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Còn đối với việc quản lý, điều hành một con người, một cộng đoàn, không thể chỉ áp dụng theo tiêu chí trật tự được. Bởi vì, mỗi người có những tâm tư, khát vọng, lý tưởng, môi trường, hoàn cảnh, văn hóa, trình độ, nghề nghiệp không giống nhau.

Vì thế, không thể lùa cả một đàn chiên vào chuồng rồi cung cấp một loại thức ăn, áp dụng một thời nhật biểu, điều trị hay chữa bệnh cùng một loại thuốc … không! Không thể làm như thế được. Nếu làm vậy, người mục tử trở thành người làm thuê, làm cho xong việc, cho tròn bổn phận trách nhiệm, mà thiếu đi sự tâm huyết. Lúc đó linh mục trở thành linh mục công chức, làm công cho Giáo hội, rồi sống an phận bằng những đồng lương.

Mục tử chăn chiên, là chăn dắt từng con chiên một cho cả một đàn chiên. Mỗi con chiên mắc phải những chứng bệnh khác nhau. Tình trạng sức khỏe, ưa thích những loại thức ăn, tâm tính cũng khác nhau. Kinh nghiệm chống chọi với sói dữ, sức chịu đựng và mức độ thuần phục chủ chăn cũng khác nhau. Vì thế, hoạt động mục vụ quản trị, hướng dẫn đời sống tâm linh cho người Kitô hữu, của các linh mục hôm nay, cần phải thiên biến vạn hóa.

Cùng một luật, một quy định, nhưng khi áp dụng điều chỉnh cho người Kitô hữu, thì tùy đối tượng và hoàn cảnh của họ mà có thể thay đổi, điều chỉnh, miễn sao không trái với quy định, và đức tin của Hội thánh là được. Thiết nghĩ, mạnh dạn bỏ đi những luật lệ, tạm gọi là luật của cha sở, luật của giáo xứ, hoặc thay đổi cách suy nghĩ, áp dụng rập khuôn theo thói quen của những người đi trước, hay nhiều lúc câu nệ vào những luật điều gọi là “truyền thống lâu đời của xứ đạo”.

Để có thể mục vụ chăn chiên cách thiên biến vạn hóa, đòi người mục tử phải am hiểu thấu đáo, minh bạch đường hướng, lập trường của Giáo hội. Vì nếu không, sẽ dễ ứng xử, điều hành, hướng dẫn, chăn dắt đàn chiên cách thiên biến vạn hóa, theo suy nghĩ và quan điểm của cá nhân mà không phải là của Hội thánh.

Bản chất của Giáo hội là truyền giáo, linh mục là của Chúa, của Giáo hội. Cho nên hoạt động truyền giáo không thể vắng bóng nơi đời sống và hoạt động của linh mục. Có linh mục dấn thân cụ thể vào hoạt động truyền giáo, có linh mục truyền giáo bằng đời sống chiêm niệm cầu nguyện, dạy giáo lý, cử hành các bí tích, hoặc sống gương mẫu giữa cộng đoàn …

Đẩy mạnh hoạt động truyền giáo là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, việc giữ chiên, không để mất chiên, làm cho đời sống của chiên được no thỏa, cũng là hoạt động mục vụ không kém phần quan trọng so với hoạt động truyền giáo. Nói cách khác, việc giữ và nuôi dưỡng đời sống đức tin của người tín hữu nơi mỗi giáo xứ, vẫn phải được xếp ưu tiên và ngang hàng, thậm chí là ưu tiên số một so với hoạt động mục vụ truyền giáo. (cần hiểu ưu tiên là để thực hiện, chứ không phải ưu tiên để loại bỏ)

Chưa có một thống kê cụ thể nào tại Việt Nam, để làm cơ sở cho nhận định: người Kitô hữu, ngày một nguội lạnh và rời bỏ niềm tin của mình ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, có nhiều lý do để cảnh tỉnh và ưu tư cho vấn đề này. Bởi vì, sự phát triển của truyền thông đã can thiệp sâu vào nhiều lãnh vực nơi đời sống của người Kitô hữu, dẫn đến nhiều thay đổi, trong đó có cả việc thay đổi niềm tin nơi người tín hữu nữa. Thêm vào đó, sự chi phối của những luật lệ, hoặc những quy định không cần thiết, cũng như nỗi sợ hãi của người tín hữu khi tiếp xúc với chủ chăn của mình, đã tạo nên thái độ dè chừng, cứng nhắc trong hoạt động mục vụ. Từ đó góp phần làm cho nhiều tín hữu xa lìa giáo xứ, xa lìa cộng đoàn rồi dần dần nguội lạnh và mất hẳn niềm tin.

Nếu như có một người đón nhận được Tin Mừng, trong khi có hai người nguội lạnh, bất mãn, ấm ức, rời xa xứ đạo và đánh mất niềm tin, thì quả thật truyền giáo cũng bằng không. Vì thế, tìm được một con chiên lạc mang về, nhưng đồng thời cũng phải giữ được chín mươi chín con ở nhà không bị đi lạc. Đó mới là nghệ thuật, là tâm huyết của người mục tử.

Vậy giữ chiên hay giữ chuồng? Là vấn đề tiếp tục cần được ưu tư, suy nghĩ theo hướng tích cực và phù hợp với đường hướng mục vụ của Giáo hội trong thời đại hôm nay.

Lm. Pet. Trần Trọng Khương
http://giaophanmytho.net/

NGHI THỨC LÀM PHÉP VƯỜN THÁNH HỌ PHƯỢNG VĨ

NGHI THỨC LÀM PHÉP VƯỜN THÁNH HỌ PHƯỢNG VĨ
Thứ Năm 17/9/2015 (05/8 Ất Mùi)

Những điều cần biết trước:
1115. Vì coi nghĩa trang là một nơi thánh, Giáo Hội quan tâm và yêu cầu những nghĩa trang mới do cộng đồng công giáo hay chính quyền xây dựng trong những vùng công giáo, phải được làm phép và dựng Thánh Giá Chúa là dấu chỉ niềm hy vọng và sự phục sinh cho tất cả mọi người.
Các môn đệ Chúa Kitô muốn sống thân tình với mọi người “không phân biệt nơi ở, tiếng nói, chế độ chính trị với những người khác”. Do đó, họ cầu nguyện Cha trên trời cho mọi người, cho những ai “đã qua đời trong sự bình an của Chúa Kitô, và cho những người mà chỉ một mình Thiên Chúa biết đức tin của họ”
Vì vậy, các kitô-hữu chôn cất trong nghĩa trang và tôn kính không những thi hài của những người mà đức tin làm cho trở nên anh em, mà cả những người cùng thông phần bản tính nhân loại, vì Đức Kitô đã cứu chuộc mọi người trên thập giá, khi  đổ máu ra cho mọi người.
1117. Có thể làm phép nghĩa trang bất cứ ngày nào giờ nào, ngoại trừ thứ tư Lễ Tro và Tuần Thánh. Nhưng rất nên chọn ngày các tín hữu có thể tề tựu đông đảo, đặc biệt là ngày Chúa Nhật, vì ngày tưởng niệm hằng tuần mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa diễn tả rất phù hợp ý nghĩa vượt qua của cái chết của người kitô-hữu.
1118. Nơi nào nghĩa trang được xây dựng bởi chính quyền, hoặc bởi cộng đoàn kitô-hữu vừa không công giáo, vừa công giáo, được sử dụng để chôn cất nhất là các kitô-hữu đã qua đời, nên có một buổi cử hành mang tính đại kết, mà các phần được xếp đặt cho mọi người cộng tác liên hệ. Nhưng vì cử hành liên hệ đến người công giáo, nên phải được bản quyền sở tại sắp xếp.
1119. Nếu cộng đoàn công giáo được mời tham dự khánh thành một nghĩa trang không dành riêng cho Kitô-giáo hoặc thuần tuý đời, Mẹ Giáo Hội không từ chối hiện diện trong nghi lễ hay nói lên những lời cầu nguyện cho tất cả những người quá cố. Sự  hiện diện của những người công giáo tuỳ thuộc sự xét đoán của Bản quyền sở tại.
Linh mục công giáo và các tín hữu, được quyền chọn các bài đọc, các thánh vịnh, các lời cầu có thể diễn tả rõ ràng giáo lý của Giáo Hội về sự chết và cứu cánh của con người tự bản tính hướng về Thiên Chúa hằng sống và chân thật.


NGHI THỨC LÀM PHÉP
I- NGHI LỄ MỞ ĐẦU
1120. Nơi nào có thể được, công đoàn Kitô-hữu phải đi theo thứ tự từ nhà thờ hay một nơi nào khác thích hợp tiến đến Vườn Thánh sẽ làm phép. Nếu không có thể rước hoặc thấy không tiện, các tín hữu phải tụ họp tại cạnh Vườn Thánh. Mọi người thắp nến sáng cầm trên tay.
Sau đó, chủ sự ngỏ lời chào các tín hữu:
Chủ sự: Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu-Kitô Chúa chúng ta, là Đấng ban sự sống và chiến thắng sự chết, ở cùng tất cả anh chị em.
Đáp: Và ở cùng Cha
1121. Rồi chủ sự chuẩn bị tâm hồn các tín hữu để cử hành bằng những lời sau đây hay những lời tương tự:
Anh chị em rất thân mến, do lòng đạo đức Kitô-giáo, chúng ta tụ họp nhau đây để làm phép Vườn Thánh này, nơi thi hài anh chị em chúng ta sẽ nghỉ yên cho đến ngày vinh quang của Chúa chiếu soi. Từ nơi an nghỉ dành cho các anh chị em đã qua đời, chúng ta ngước mắt lên thành đô thiên quốc và nhìn lên Chúa Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại vì chúng ta, để Đấng mà chúng ta được mời gọi tỉnh thức đợi chờ, đoái thương đón chúng ta phục sinh.
1122. Sau lời dẫn nhủ, chủ tế nói:
Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
Mọi người thinh lặng cầu nguyện trong giây lát. Rồi chủ sự dang tay, tiếp tục:
Lạy Chúa, Chúa làm cho các tín hữu Chúa trở thành Giáo Hội lữ thứ trần gian, để đón nhận họ làm cư dân vĩnh cửu trên trời. Xin nhìn đến gia đình Chúa đây, sốt sắng đến nghĩa trang này.
Xin cho nơi được chuẩn bị để chôn cất các thi hài, nhắc nhớ gia đình Chúa về đời sống mai ngày trong Chúa Kitô, Đấng làm cho thân xác yếu hèn chúng con nên giống thân xác sáng láng của Người. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Đ/ AMEN
1123. Sau lời nguyện, chủ tế nói: GIỜ ĐÂY, CHÚNG TA HÃY TIẾN BƯỚC TRONG BÌNH AN!
Sắp xếp đoàn rước đến nghĩa trang như sau: Hương - Thánh giá đi đầu, giữa hai tá viên cầm nến cháy; bát âm, các tông đồ, cha xứ, ca đoàn, sau cùng là các tín hữu.
Khi bắt đầu đi rước thì hát các bài hát về Chúa, cầu hồn.
II- PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
1126. Đoàn rước tiến vào khu vực gian cung thánh. Tắt nến. Cộng đoàn ngồi.
1127. Sau đó đọc hai bài trong Sách Bài Đọc của NGHI THỨC AN TÁNG, mà một trong hai phải là bài Tin Mừng, có xen kẽ đáp ca thích hợp.
Bài đọc Tân Ước: Số 131, trang 69
Đáp ca: Chúa chăn nuôi tôi
Tin Mừng: Số 164, trang 84
III- LỜI NGUYỆN LÀM PHÉP
1129. Sau bài Tin mừng, nếu không giảng, cộng đoàn đứng. Chủ sự đứng trước Thánh Giá, dang tay đọc lời nguyện làm phép thánh giá và Vườn Thánh:
Lạy Thiên Chúa là nguồn mọi an ủi, Chúa đã công minh phán quyết cho các thân xác phải chết làm bằng bụi đất trở về bụi đất. Nhưng vì lòng thương xót, Chúa đã biến đổi án phạt thành chứng từ tình yêu.
Vì chưng Chúa đã tiên liệu cho Abraham là tổ phụ những kẻ tin, một phần mộ nơi Đất Hứa, đã đề cao lòng đạo đức của Tôbia trong việc chôn cất anh em đồng bào.
Chúa đã muốn cho Con Một Chúa được chôn cất trong ngôi mộ mới, để từ đó phục sinh chiến thắng sự chết và ban cho chúng con bảo chứng phục sinh mai ngày.
Vì thế, lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa cho Vườn Thánh này dùng để chôn cất các thi hài, nằm dưới bóng Thánh Giá, nhờ phúc lành của Chúa, được trở nên nơi an nghỉ và hy vọng.
Xin cho thi hài những người quá cố được an nghỉ nơi đây cho tới khi sống lại hằng sống trong ngày Con Chúa đến vinh quang.
Xin cho tâm trí những người còn sống được hướng về niềm hy vọng vĩnh cửu. Xin cho lời kinh từ đây vang lên tới Chúa, đáng được Chúa chấp nhận, cầu bầu cho những kẻ an giấc trong Chúa Kitô, và không ngừng ca ngợi lòng thương xót Chúa.
Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Đ/ AMEN
1130. Rồi chủ sự bỏ hương và xông hương Thánh Giá. Sau đó rảy nước thánh trên Vườn Thánh và những người hiện diện. Khi rảy nước thánh trên Vườn Thánh, có thể đứng giữa Vườn Thánh, hoặc đi vòng theo tường, trong khi đó nên hát điệp ca: “Các xương cốt tủi nhục sẽ vui mừng ngợi khen Thiên Chúa” với Tv 50 (51), hay một bài hát nào khác thích hợp hoặc mở đĩa.
IV. CANH THỨC: BÊN MỘ TỔ TIÊN
Tắt hết điện, nến. Chuẩn bị nến Phục Sinh, bật lưả….
Nghi Thức Lửa Mới
Người dẫn: Kính thưa cộng đoàn, Lửa - mang một ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Lửa - ngoài công dụng nấu chín thực phẩm còn là một lò sưởi, còn là nơi quy tụ cả gia đình để chia sẻ với nhau nơi bữa ăn cũng như để sưởi ấm. Lửa xua đuổi thú dữ, đẩy xua muỗi mòng, tạo bầu khí ấm áp, tạo nên những cuộc gặp gỡ… Không gia đình nào là không có bếp lửa. Những người xưa trong làng bao giờ cũng muốn ở gần bếp lửa, cho dù nhà có thể xây sửa sang trọng như thế nào. Bếp lửa, đối với họ còn là gia đình. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình bếp lửa giữ được lửa cháy.
Trong nghi thức làm phép Lửa mới, người Kitô hữu được mời gọi chúng ta hướng về Đức Kitô Phục Sinh, Ngài đã hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, tức là từ cõi chết sống lại. Lời mời gọi này bao gồm các ý nghĩa biểu trưng của lửa trong các nền văn hóa thật sự cần thiết, để các nền văn hóa ấy được Đức Giêsu Kitô mang tất cả vào trong cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người, ở đó một nhân loại mới được khai sinh, một nền văn hóa mới là cùng đích cho các nền văn hóa hướng tới được hoàn thành.
Sự hoàn thành trong Đức Giêsu Kitô làm nên những khao khát bùng lên như trong Ánh Lửa: “Lạy Chúa, Chúa đã sai con Một đến giãi ánh vinh quang rực rỡ của Chúa vào lòng tín hữu. Xin thánh hóa ngọn lửa mới này, và trong suốt thời gian mừng Lễ Vượt Qua, xin cho niềm khao khát Nước Trời cũng bừng lên thiêu đốt lòng chúng con, và thanh tẩy muôn vàn tội lỗi, để mai sau chúng con xứng đáng vào thiên quốc tham dự lễ ánh sáng muôn đời”.
Hát: THẮP SÁNG LÊN
   ĐK: Thắp sáng lên trong trái tim con tình yêu như tia nắng hồng, bừng lên xua tan băng giá và rực nóng đốt cháy đau thương. Thắp sáng lên trong trái tim con niềm tin như muôn sao sáng, mờ xóa bóng tối nghi nan gọi mầm sống tái sinh trần gian.
   1. Con ước mơ làm khí cụ để đem tình yêu Chúa cho trần gian. Như tia nắng báo trời hừng đông như chim én báo tin xuân hồng.
Người dẫn: Trong hành trình dương thế, ban đêm, trên một con đường xa lạ, chúng ta rất dễ lo sợ và nản lòng, nhưng chỉ cần nhìn thấy một ánh sáng hoặc một ngôi nhà, chúng ta đã cảm thấy được an tâm. Hành trình về quê Trời cũng như vậy: Ánh Sáng đó là Chúa. Ngôi Nhà đó là Quê Hương vĩnh cưủ của chúng ta. Chúng ta cùng xin Chúa:
 ĐK: Thắp sáng lên trong trái tim con tình yêu như tia nắng hồng, bừng lên xua tan băng giá và rực nóng đốt cháy đau thương. Thắp sáng lên trong trái tim con niềm tin như muôn sao sáng, mờ xóa bóng tối nghi nan gọi mầm sống tái sinh trần gian.
   2. Con ước mơ làm khí cụ để đem tình yêu Chúa cho trần gian. Như mưa mới tưới gội đồng xanh, như sương tắm mát cho cây cành.
Người dẫn: Kính thưa cộng đoàn, trời mù sương, màn sương dày như có thể cắt thành từng lát. Chúng ta đi tới máy bay và ngồi vào chỗ. Máy bay chuẩn bị cất cánh. Trong màn sương dày đặc không thể nhìn thấy ai, phi công cũng không nhìn thấy, tại sao chúng ta đi chuyến bay đó? Câu trả lời chắc hẳn phải là vì chúng ta có niềm tin vào phi công điều khiển hệ thống ra-đa hướng dẫn máy bay đi qua màn sương dày đặc như vậy. Chúa của chúng ta còn hơn thế. Chúng ta cùng cầu xin Chúa:
ĐK: Thắp sáng lên trong trái tim con tình yêu như tia nắng hồng, bừng lên xua tan băng giá và rực nóng đốt cháy đau thương. Thắp sáng lên trong trái tim con niềm tin như muôn sao sáng, mờ xóa bóng tối nghi nan gọi mầm sống tái sinh trần gian.
   3. Con ước mơ làm khí cụ để đem tình yêu Chúa cho trần gian. Như hoa nở thắm đẹp đồi nương, như tinh tú chiếu soi đêm trường.
Người dẫn: Tin là chấp nhận là thật điều mà chúng ta không thể chứng mình là thật. Chúng ta chấp nhận điều gì đó là thật dựa vào người nói điều đó. Chúng ta đặt lòng tin vào uy tín - sự đáng tin của người nói với chúng ta. Nếu chúng ta tin ai đó và biết người đó đáng tin, chúng ta chấp nhận lời nói của người đó và chúng ta tin. Chúng ta cùng cầu xin Chúa thắp thêm nguồn sáng cho chúng ta:
ĐK: Thắp sáng lên trong trái tim con tình yêu như tia nắng hồng, bừng lên xua tan băng giá và rực nóng đốt cháy đau thương. Thắp sáng lên trong trái tim con niềm tin như muôn sao sáng, mờ xóa bóng tối nghi nan gọi mầm sống tái sinh trần gian.
   4. Con ước mơ làm khí cụ để đem tình yêu Chúa cho trần gian. Như cơn gió mát dịu trời đêm, như câu hát tiếng ru êm đềm.
ĐK: Thắp sáng lên trong trái tim con tình yêu như tia nắng hồng, bừng lên xua tan băng giá và rực nóng đốt cháy đau thương. Thắp sáng lên trong trái tim con niềm tin như muôn sao sáng, mờ xóa bóng tối nghi nan gọi mầm sống tái sinh trần gian.
Người dẫn: Kính thưa cộng đoàn, trong đời sống chúng ta, khi đêm tối đến, chúng ta hãy chấp nhận nó như chấp nhận Chúa đang đi qua (mở nhạc nền nhẹ):
Nữ - Đó là đêm tối của cô đơn, khi những bạn đường thân thuộc không còn nữa – Dần dần, những tiếng nói làm chúng ta mê say lịm tắt, và những tiếng kêu của chúng ta tan chết trong xa xôi vô vọng. Lúc ấy, hãy nhớ đến Chúa là Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúng ta là người mù bên vệ đường đang cần một bàn tay thân hữu đưa về cùng đích của mình – Bên bờ lo âu, Chúa Kitô sẽ nắm lấy chúng ta – Hãy nhớ đến những người anh em đang ở bên cạnh chúng ta, trong hàng ngũ của Giáo Hội, và nhớ đến các Thiên Thần được sai đến để gìn giữ chân chúng ta khỏi vấp đá trên đường.
Nam - Đêm tối của giấc ngủ say – của những lúc dửng dưng đắc tội, của sự nhàn hạ yên thân trước một thế giới đang mướt máu và đang đứng bên bờ vực thẳm trước một lương tâm chai lì và xáo trộn đủ điều.
Nữ - Đêm tối của khốn khổ – Hãy để cho nó đánh thức tâm can và xé nát tâm hồn chúng ta: “Lạy Chúa, khi con đói khổ, hãy cho con một người nào để nuôi thêm và khi con cần yêu thương âu yếm, hãy cho người khác kêu gọi đến tình yêu của con”.
Nam - Đêm tối của huyền bí, làm cho người ta linh cảm tai nạn và chết chóc – và nghiệm thấy yếu đuối và hèn mạt của chính mình. Đêm tối nầy có thể đưa đẩy chúng ta lắng chìm vào đôi tay Cha lành như một trẻ em đơn sơ trong vòng tay của mẹ.
Nữ - Đêm tối của tội tình – của nhũng cuộc săn đuổi điên cuồng những niềm vui trần tục – của những con đường chạy tìm say sưa bóng dáng của chính mình – của những lời hứa hẹn không tròn – của những lộng ngôn và nghi hoặc – và “tâm hồn chúng ta chật chội đến nỗi không có chỗ cho Chúa bước vào”. Nhưng đó cũng là giờ phút người con hoang “lắng nghe tiếng gọi huyền bí và khắc nghiệt”, đứng lên và trở về nhà – “Giờ phút của ánh sáng chói chang trong hồn và của công việc tái khởi – của niềm đau cho chính mình - của khuôn mặt người Cha lâu ngày khóc đứa con hoang vắng mặt.” Thưa Cha, con đã lạc đường nhưng con đã nhớ đến Cha – con đã nghe sau lưng con, tiếng nói của Cha thúc giục con trở lại: lại đây với Cha đi con. Cha đang chờ con”
Nam - Đêm tối của thân xác, chứa đầy đau thương làm trống rỗng con tim, và chúng ta chờ đợi đêm dài kết thúc,” và tim ta bớt đau và mắt ta tìm lại được suối nguồn nước mắt...”. Đêm tối của chúng ta sẽ đẹp hơn ban ngày, nếu chúng ta muốn – nếu Thiên Chúa sự sáng ngự trị trong hồn chúng ta – Ngài sẽ như nguồn suối mát trong tràn đầy trong hồn chúng ta, và lệ sầu của chúng ta sẽ bớt đắng cay. Đây chính là đêm tối của bàn tay Thiên Chúa nơi tâm hồn buông thả tin yêu và “những ma quái đêm khuya và giấc mộng chập chờn đều qua đi vĩnh biệt”, - đây là giờ phút đầu tiên của một ngày vĩnh cữu. Xin dẫn dắt con, hỡi Ánh Sáng huyền diệu trong bóng tối đang bao phủ con – xin dẫn dắt con.
Nữ - Đêm tối dày đặc và con đang ở xa quê nhà – Xin dẫn dắt con – Con không đòi hỏi tìm thấy những chân trời xa tắp - Mỗi lần một bước thôi, - như thế đã đủ rồi. – Xin dẫn dắt con, hỡi Ánh Sáng huyền diệu.
Chủ tế: Kính thưa cộng đoàn, cách đây hơn 2000 năm, sau khi Đức Giêsu đã về trời, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đệ của Đức Giêsu đang tập trung cầu nguyện trong phòng, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần...
Vậy, hôm nay, để có được một Đêm Canh Thức BÊN MỘ TỔ TIÊN  thật sự có ý nghĩa, tất cả chúng ta cũng hãy khẩn cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến giữa chúng ta, đó là Ngọn Lửa tượng trưng cho sự sống, cho niềm vui và cho tình yêu thương chan hòa, làm bừng sáng lên Lòng Tin – Cậy – Mến cho cuộc đời của mỗi chúng ta. Xin mời tất cả chúng ta cùng quỳ xuống, hát: Cầu xin Chúa Thánh Thần. 
Người dẫn: Tất cả thinh lặng tuyệt đối trong giây lát. Người dẫn xướng dõng dạc: “Xin hãy nổi trống lên !” Một người bắt đầu đánh trống dõng dạc theo 3 hồi 9 tiếng. Khi vừa dứt tiếng trống,
Chủ sự mời gọi và tuyên bố:
Kính thưa cộng đoàn, bóng tối đang bao phủ chúng ta. Bóng tối này đang thống trị chúng ta. Bóng tối này cũng là bóng tối của sự chết đang vây hãm chúng ta và tổ tiên của chúng ta. Chúng ta cùng xin Chúa của Ánh Sáng đến xua đuổi bóng đen này để trả lại cho chúng ta sự sống và tổ tiên chúng ta hạnh phúc ngàn thu. 
Ngài kêu gọi lớn tiếng: LƯẢ ƠI – XIN HÃY ĐẾN
Cha xứ châm lửa. Mọi người vỗ tay – đánh trống. Thắp lưả, điện - Châm nến Phục Sinh. Mọi người thắp nến từ nến Phục Sinh rồi chuyền nhau. Trong khi thắp nến, mở các bài hát về Ánh Sáng, Cầu hồn. Trong khi hát, mọi người giơ cao nến.
Hát: Tôi tin rằng Đấng Cứu Chuộc tôi hằng sống, và ngày tận thế, tôi sẽ từ bụi đất sống lại. Và trong thân thể này, tôi sẽ được chiêm ngưỡng, Đấng Cứu Chuộc tôi.
Mọi người xếp hàng thắp hương dâng kính tổ tiên. Trong khi đó mở hát về cầu hồn (khoảng trên 30 phút).
IV- PHỤNG VỤ THÁNH LỄ  
1131. Khi mọi sự xong xuôi, Thánh lễ tiếp tục với Lời nguyện Nhập lễ.
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
Chủ sự: Anh chị em thân mến, nhân ngày kỷ niệm 6 năm chúng ta đón nhận cha xứ và khánh thành Vườn Thánh Gò Kẹo, trong tâm tình tạ ơn, chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa và tin tưởng khẩn cầu Thiên Chúa là Cha toàn năng ban ơn cứu độ cho những người còn sống cũng như đã qua đời. 
1. Chúa Giêsu đã nói: “Ta muốn rằng, Ta ở đâu thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho linh hồn các Đức Giáo Hoàng,/ các Đức Giám Mục,/ Linh mục và tu sĩ trong Hội thánh,/ suốt đời hiến mình phục vụ dân Chúa mà nay đã qua đời,/ được sớm hưởng niềm hạnh phúc Chúa hứa ban. Chúng ta hãy cầu nguyện.
 2. “Chúa chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho linh hồn ông bà,/ cha mẹ,/ anh chị em,/ thân bằng quyến thuộc của giáo xứ chúng ta/ và mọi tín hữu đã qua đời / sớm được hưởng Nhan thánh Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện.
 3. “Các con hãy vui mừng vì phần thưởng các con sẽ trọng đại trên trời”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho tất cả những người tuy chưa gia nhập Hội Thánh/ nhưng đã có lòng ao ước được biết Chúa/ và nỗ lực sống bác ái chính trực/mà nay đã qua đời/ được lãnh nhận phần thưởng Nước Trời. Chúng ta hãy cầu nguyện.
 4. Các Kitô hữu còn sống có thể giúp ích cho các linh hồn trong luyện ngục/ bằng lời cầu nguyện / nhất là bằng việc dâng Thánh lễ mỗi ngày. Chúng ta cùng cầu hiệp lời cầu xin Chúa/ cho mỗi người trong chúng ta hiểu rằng/ Thánh lễ cần thiết biết bao cho các linh hồn trong luyện ngục/ để chúng ta cố gắng tham dự thánh lễ thường xuyên và sốt sắng.
5. Thánh Phaolô nói: “Anh em hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh”. Trong ngày chúng ta kỷ niệm 6 năm giáo xứ chúng ta có cha xứ và khánh thành Vườn Thánh Gò Kẹo, chúng ta cùng tạ ơn Chúa và cầu cho cha xứ của chúng ta luôn mạnh khỏe, bình an, để Ngài dẫn dắt chúng ta về với Chúa; đồng thời chúng ta cầu xin Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho tất cả những ai đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp công, góp của để hoàn thành Vườn Thánh này. Chúng ta hãy cầu nguyện.
Chủ tế : Lạy Thiên Chúa nhân hậu từ bi, Chúa muốn cho mọi người đều được cứu độ. Xin nhận lời chúng con cầu xin mà thương tha thứ và đón nhận anh chị em chúng con đã qua đời vào hàng ngũ Các Thánh trên trời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.


Lm. Giuse Nguyễn Văn Hạnh




Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

DANH SÁCH HĐGX – BHG – BAN GIÁO VỤ PHỤ TRÁCH GIÁO LÝ CÁC HỌ

 DANH SÁCH
HĐGX – BHG – BAN GIÁO VỤ
 PHỤ TRÁCH GIÁO LÝ CÁC HỌ
XỨ PHƯỢNG VĨ NHIỆM KỲ 2012-2016

Cha xứ: Giuse GIUSE NGUYỄN VĂN HẠNH
Sinh: 21.3.1965 tại Hiền Quan – Tam Nông – Phú Thọ
ĐT: 0982.190365

HỘI ĐỒNG GIÁO XỨ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Giuse Nguyễn Văn Mẫn
25.11.1953
7/10
14
0167.8354385
CT HĐGX
02
Phêrô Nguyễn Văn Giáp
05.05.1951
7/10
 9    
0169.9475898
 P. Nội vụ
03
Phêrô Nguyễn Văn Viết
20.12.1950
7/10
3
0166.6572529
P. Ngoại vụ
04
Phêrô Nguyễn Quốc Việt
05.10.1958
7/10
 10
0169.9198871
Ủy viên
05
Giuse Nguyễn Thái An
11.04.1956
7/10
11
0986.518592
Thư ký
06
Batôlômêô Nguyễn Hữu Thạo
15.08.1957
7/10
14
0169.8756871
Thủ quỹ
07
Giuse Nguyễn Văn Tường
02.01.1965
7/10
13
0168.6082589
Uy viên

HỌ PHƯỢNG VĨ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Phêrô Nguyễn Quốc Việt
05.10.1958
7/10
10
0169.9198871
Trưởng Ban
02
Giuse Nguyễn Thái An
11.04.1956
7/10
11
0986.518592
Thư ký
03
Giuse Nguyễn Văn Tam
26.06.1954
6/10
13
0169.9198908
P. Nội vụ
04
Batôlômêô Nguyễn Hữu Thạo
15.08.1957
7/10
14
0169.8756871
P. Ngoại vụ
05
Phanxixô Nguyễn Văn Đoàn
15.01.1951
7/10
1
0168.8389354
Thủ quỹ
06
Phêrô Nguyễn Văn Thắng
20.10.1954
6/10
10
0989.764503
Hội đoàn
07
Phêrô Nguyễn Văn Thân
24.02.1968
7/10
10
0166.4807823
Ktài + Ttrí
08
Phêrô Nguyễn Văn Diện
02.09.1952
7/10
13
0169.5233457
Giáo lý
09
Giuse Nguyễn Đăng Ly
19.04.1962
7/10
1
0129.6339443
ATAS
10
Giuse Nguyễn Văn Mẫn
25.11.1953
7/10
14
0164.4263289
Bác ái - Caritas
11
Anna Nguyễn Thị Lợi
10.03.1962
6/10
11
0166.2515590
12
Anna Nguyễn Thị Ngọ
20.12.1972
7/10
15
0167.8395648
HỌ VÂN THÊ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Phêrô Nguyễn Văn Giáp
05.05.1951
7/10
 9    
0169.9475898
Trưởng Ban
02
Giuse Kiều Văn Phẩm
06.08.1954
7/10
8
0973.014762
Nội vụ
03
Giuse Nguyễn Minh Tân
29.01.1963
7/10
16
0163.9868831
Ngoại vụ
04
Giuse Nguyễn Văn Nam
21.06.1956
7/10
7
0974.818411
Quỹ - Kinh tài
05
Giuse Dư Ngọc Phấn
23.04.1965
7/10
2
0165.9502956
Bác ái - TG

HỌ KHỔNG TƯỚC

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Phêrô Nguyễn Văn Viết
20.12.1950
7/10
3
0166.6572529
Trưởng Ban
02
Phêrô Nguyễn Sóng Hồng
22.02.1955
10/10
3
0973.780028
Ptự + ĐTin
03
Giuse Lê Văn Tài
28.11.1956
7/10
4
0975.705169
Thủ quỹ
04
Phêrô Đỗ Văn Hân
06.08.1964
7/10
3
0975.936442
Tký + Glý
05
Giuse Nguyễn Hồng Sáng
13.04.1964
7/10
5
0168.5694600
Bác ái - TG

BAN GIÁO VỤ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Giuse Nguyễn Văn Tường
02.01.1965
7/10
13
0168.6082589
Trưởng
02
Maria Nguyễn Thị Thược
13.08.1965

9
0164.3381177
Phó
03
Maria Nguyễn Thị Hải
07.09.1971

3
0166.2540136
Phó

PHỤ TRÁCH GIÁO LÝ CÁC HỌ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Giáo họ
01
Giuse Nguyễn Thành Công
05.10.1981

1
0977.196271
Phượng Vĩ
02
Phêrô Nguyễn Văn Đàm
26.10.1965

11
0165.6742614
Phó 1 PV
03
Anna Nguyễn Thị Hành
25.09.1969

10
0982.194151
Phó 2 PV
04
Anna Nguyễn Thị Toàn
11.12.1957

13

Thủ quỹ
05
Anna Nguyễn Thị Lý
10.10.1971

16
0165.2358174
Vân Thê
06
Anna Nguyễn Thị Thao
20.09.1971

3
0166.6846640
Khổng Tước
DANH SÁCH
HĐGX – BHG – BAN GIÁO VỤ
 PHỤ TRÁCH GIÁO LÝ CÁC HỌ
XỨ PHƯỢNG VĨ NHIỆM KỲ 2012-2016

Cha xứ: Giuse GIUSE NGUYỄN VĂN HẠNH
Sinh: 21.3.1965 tại Hiền Quan – Tam Nông – Phú Thọ
ĐT: 0982.190365

HỘI ĐỒNG GIÁO XỨ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Giuse Nguyễn Văn Mẫn
25.11.1953
7/10
14
0164.4263289
CT HĐGX
02
Phêrô Nguyễn Văn Giáp
05.05.1951
7/10
 9    
0169.9475898
 P. Nội vụ
03
Phêrô Nguyễn Văn Viết
20.12.1950
7/10
3
0166.6572529
P. Ngoại vụ
04
Phêrô Nguyễn Quốc Việt
05.10.1958
7/10
 10
0169.9198871
Ủy viên
05
Giuse Nguyễn Thái An
11.04.1956
7/10
11
0986.518592
Thư ký
06
Batôlômêô Nguyễn Hữu Thạo
15.08.1957
7/10
14
0169.8756871
Thủ quỹ
07
Giuse Nguyễn Văn Tường
02.01.1965
7/10
13
0168.6082589
Uy viên

HỌ PHƯỢNG VĨ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Phêrô Nguyễn Quốc Việt
05.10.1958
7/10
10
0169.9198871
Trưởng Ban
02
Giuse Nguyễn Thái An
11.04.1956
7/10
11
0986.518592
Thư ký
03
Giuse Nguyễn Văn Tam
26.06.1954
6/10
13
0169.9198908
P. Nội vụ
04
Batôlômêô Nguyễn Hữu Thạo
15.08.1957
7/10
14
0169.8756871
P. Ngoại vụ
05
Phanxixô Nguyễn Văn Đoàn
15.01.1951
7/10
1
0168.8389354
Thủ quỹ
06
Phêrô Nguyễn Văn Thắng
20.10.1954
6/10
10
0989.764503
Hội đoàn
07
Phêrô Nguyễn Văn Thân
24.02.1968
7/10
10
0166.4807823
Ktài + Ttrí
08
Phêrô Nguyễn Văn Diện
02.09.1952
7/10
13
0169.5233457
Giáo lý
09
Giuse Nguyễn Đăng Ly
19.04.1962
7/10
1
0129.6339443
ATAS
10
Giuse Nguyễn Văn Mẫn
25.11.1953
7/10
14
0164.4263289
Bác ái - Caritas
11
Anna Nguyễn Thị Lợi
10.03.1962
6/10
11
0166.2515590
12
Anna Nguyễn Thị Ngọ
20.12.1972
7/10
15
0167.8395648
HỌ VÂN THÊ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Phêrô Nguyễn Văn Giáp
05.05.1951
7/10
 9    
0169.9475898
Trưởng Ban
02
Giuse Kiều Văn Phẩm
06.08.1954
7/10
8
0973.014762
Nội vụ
03
Giuse Nguyễn Minh Tân
29.01.1963
7/10
16
0163.9868831
Ngoại vụ
04
Giuse Nguyễn Văn Nam
21.06.1956
7/10
7
0974.818411
Quỹ - Kinh tài
05
Giuse Dư Ngọc Phấn
23.04.1965
7/10
2
0165.9502956
Bác ái - TG

HỌ KHỔNG TƯỚC

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Phêrô Nguyễn Văn Viết
20.12.1950
7/10
3
0166.6572529
Trưởng Ban
02
Phêrô Nguyễn Sóng Hồng
22.02.1955
10/10
3
0973.780028
Ptự + ĐTin
03
Giuse Lê Văn Tài
28.11.1956
7/10
4
0975.705169
Thủ quỹ
04
Phêrô Đỗ Văn Hân
06.08.1964
7/10
3
0975.936442
Tký + Glý
05
Giuse Nguyễn Hồng Sáng
13.04.1964
7/10
5
0168.5694600
Bác ái - TG

BAN GIÁO VỤ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Chức vụ
01
Giuse Nguyễn Văn Tường
02.01.1965
7/10
13
0168.6082589
Trưởng
02
Maria Nguyễn Thị Thược
13.08.1965

9
0164.3381177
Phó
03
Maria Nguyễn Thị Hải
07.09.1971

3
0166.2540136
Phó

PHỤ TRÁCH GIÁO LÝ CÁC HỌ

Stt
Tên thánh – Họ tên
Sinh
Văn hoá
Khu
Điện thoại
Giáo họ
01
Giuse Nguyễn Thành Công
05.10.1981

1
0977.196271
Phượng Vĩ
02
Phêrô Nguyễn Văn Đàm
26.10.1965

11
0165.6742614
Phó 1 PV
03
Anna Nguyễn Thị Hành
25.09.1969

10
0982.194151
Phó 2 PV
04
Anna Nguyễn Thị Toàn
11.12.1957

13

Thủ quỹ
05
Anna Nguyễn Thị Lý
10.10.1971

16
0165.2358174
Vân Thê
06
Anna Nguyễn Thị Thao
20.09.1971

3
0166.6846640
Khổng Tước